Chip tiện kết hợp cùng cán dao tiện trở thành bộ đôi đắc lực trong gia công cơ khí. Chất liệu sản xuất dụng cụ này là gì? Có những loại nào? Ưu nhược điểm ra sao? Ứng dụng trong lĩnh vực cơ khí như thế nào? Hãy cùng tìm lời giải qua bài viết dưới đây nhé!
Tiện và chip tiện là gì?
Chip tiện (mảnh tiện, insert) là một chi tiết phục vụ cho quá trình gia công tiện. Theo đó, tiện là một phương pháp gia công cho phép cắt gọt chi tiết (vật liệu, phôi) dựa trên chuyển động chính tạo nên bởi phôi quay tròn. Chuyển động này hình thành nên chuyển động cắt Vc kết hợp cùng chuyển động tiến dao hoặc hai chuyển động tiến dao dọc Sd hoặc chuyển động tiếng dao ngang Sng.
Quá trình này sẽ khiến mạnh tiện sắc bén tác động vào phôi và loại bỏ đi những phần thừa. Thành phẩm có được mang vẻ ngoài giống với thiết kế. Tiện được đánh giá là phương pháp gia công thông dụng nhất hiện nay với số lượng máy tiện chiếm khoảng 30% tổng số thiết bị gia công trong các xưởng gia công.
Bộ phận đảm nhiệm hoạt động cắt gọt, tạo hình chính là dao tiện. Dao tiện được chia thành hai loại gồm dao tiện nguyên khối và dao tiện ghép mảnh. Trong đó dao tiện ghép mảnh tạo ra bởi cán dao cùng mảnh tiện. Mảnh tiện đóng vai trò như lưỡi dao của dao tiện nguyên khối.
Điểm khác biệt nằm ở chỗ dao tiện nguyên khối là một khối hoàn chỉnh còn dao tiện ghép mảnh cho phép ghép lại – tháo mảnh tiện ra để thay thế. Hiểu một cách đơn giản thì mảnh dao tiện là loại dao sử dụng ngắn hạn trong một lần, có thể ghép với cán dao phục vụ cho gia công tiện.
Chất liệu sản xuất chip tiện
Chip tiện trên thị trường hiện nay rất đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau trong gia công. Minh chứng thể hiện trong qua các hình dạng mảnh tiện như hình tam giác, hình bình hành… với các góc khác nhau. Kiểu dáng, kích cỡ, góc cắt khác nhau sẽ phù hợp với yêu cầu gia công tương ứng.
Không chỉ thế, mảnh tiện còn được sản xuất từ những vật liệu đa dạng. Phổ biến nhất phải kể đến chất liệu thép cacbon, thép hợp kim, kim loại gốm, thép gió, hợp kim cứng…. Chúng có độ cứng chênh lệch nhất định nên sẽ sử dụng cho vật liệu có độ cứng thấp hơn.
Tất cả đều cần đáp ứng yêu cầu nhất định về khả năng chịu mài mòn, chịu nhiệt, độ bền. Phần lớp mảnh tiện ngày nay được sản xuất từ thành phần gồm hợp chất vonfram cacbon và những vật liệu kim loại khác với tỷ lệ 80%-20%. Vật liệu Coban thường được thêm vào để tăng độ cứng.
Dù chỉ thay đổi đôi chút về tỷ lệ cũng có thể khiến độ cứng, tính chất của mảnh tiện thay đổi. Quy trình sản xuất mảnh tiện rất phức tạp, kéo dài trong khoảng 2 ngày, toàn bộ nguyên liệu sẽ được xay nghiền đến kích thước nhất định, thêm chất kết dính, sấy, phun khí nitơ, sấy, ép định hình… mới đạt được thành phẩm đủ gia công cơ khí.
Chọn mua chip tiện theo chất liệu thế nào?
Chip tiện cần được sản xuất từ chất liệu có độ cứng lớn hơn độ cứng của vật liệu gia công. Như vậy người ta mới có thể cắt gọt tạo hình dễ dàng được. Hiện phổ biến phải kể đến:
- Mảnh tiện APMT thường dùng để tiện vật liệu bằng thép, gang, inox, hợp kim chịu nhiệt, nhôm, thép sau nhiệt luyện, đồng…. APMT có thể tiện mặt, tiện đường viền, tiện rãnh, tiện xoắn ốc, tiện hốc… với hiệu suất gia công cao.
- Mảnh tiện DNMG, DNMA, DCMT chuyên dụng cho vật liệu bằng thép, gang, thép sau nhiệt luyện, inox, hợp kim chịu nhiệt, đồng… với khả năng tiện móc lỗ, tiện ngoài…
- Mảnh tiện CPMT, CNMP, CNMM, CNMG, CNMA, CCMT có thể ứng dụng cho vật liệu bằng thép sau nhiệt luyện, đồng, nhôm, inox, thép, gang… và dùng trong tiện ngoài hoặc tiện móc lỗ….
Điều quan trọng nhất là mảnh tiện cần đảm bảo chất lượng mới có thể đạt được hiệu suất gia công như ý, tuổi thọ cao. Quý vị đang tìm những sản phẩm như vậy? Hãy đến với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại L.A.T – Tổng kho dụng cụ cơ khí lớn nhất miền bắc bằng cách truy cập https://lattools.vn/ hoặc gọi Hotline 0904.999.913 để mua hàng online, nhận hàng tại nhà, kiểm hàng trực tiếp, đổi hàng miễn phí nhé!