Panme cơ đo ngoài là một trong số nhiều loại thước panme được cung cấp trên thị trường. Thiết bị này hỗ trợ không nhỏ trong quá trình đo độ dày hoặc đường kính ngoài của vật thể với độ chính xác cao, dễ thao tác.
Sơ lược về thước panme và panme cơ đo ngoài
Thước panme được cải tiến từ thước cặp thông qua việc thay đổi một số chi tiết nhỏ. Những chiếc thước panme hiện đại đầu tiên chính thức ra mắt vào thế kỷ XIX bởi Henry Maudslay được đánh giá cao về độ chính xác. Thước panme dần phát triển, cải tiến không ngừng để cho ra những phiên bản với ứng dụng khác nhau.
Nếu xét về cách thức đọc kết quả thì có thước panme cơ và thước panme điện tử. Nếu xét về ứng dụng và cấu tạo thì lại có một số loại thước panme như sau:
- Thước panme đo trong ứng dụng để đo chiều dài trong của các lỗ vật thể.
- Thước panme cơ đo ngoài thường được dùng để đo độ dày vật thể hoặc đo đường kính của vật có hình cầu.
- Thước panme đo ống sở hữu một đầu vuông góc nên dùng để đo độ dày ống.
- Thước panme đo lỗ thường có ba chân nên được đánh giá cao về độ chính xác khi đo đường kính trong lỗ.
- Thước panme đo ren sở hữu một đầu nhọn và một đầu rãnh nên thường dùng để đo đường kính trục ren.
- Tuy có một số chi tiết khác nhau nhưng về cơ bản thì mục đích sử dụng cũng như cấu tạo cơ bản của thước panme vẫn được giữ nguyên.
Cấu tạo cơ bản của thước panme cơ đo ngoài
Panme cơ đo ngoài sở hữu cấu tạo không quá phức tạp. Mỗi một chi tiết có tác dụng riêng. Cụ thể:
- Bộ phận khung chữ C thường sản xuất nguyên khối từ kim loại hoặc hợp kim dày có khả năng chống gỉ, chống được ngoại lực, giảm tối đa mức giãn nở để không làm sai lệch kết quả đo. Đồng thời vật liệu sản xuất yêu cầu cách nhiệt để tránh trường hợp tiếp xúc với nhiệt độ cơ thể gây sai số. Thường nhiệt độ chuẩn để đo bằng thước panme sẽ trong khoảng 20 độ C. Trên khung chữ C được chia thành các chi tiết như đầu đo tĩnh, vít hãm, tay cầm, tấm lót, phạm vi cần đo.
- Phần trục thường được sản xuất bằng thép cho phép di chuyển khi đo đạc. Trục gồm có thân thước chính, thân thước phụ đã đươc chia vạch đo.
- Phần lớp áo bên ngoài sẽ giữ cố định nhằm bảo vệ bộ phận trục ren ở bên trong.
- Bộ phận khóa cho phép giữ chốt, cố định khi đo.
- Đinh ốc nằm trong phần lớp áo có vòng ren bên ngoài. Mỗi một vòng ren tương đương với 1mm, một vòng chia thành 50 vạch, mỗi vạch tương ứng 0.05mm.
- Bộ phận con quay có hình dạng một ống sáng cho phép người dùng vặn trục để di chuyển về vị trí 0.
- Bộ phận bánh cóc có kích thước to bằng đầu ngón tay được dùng để lấy dấu vị trí cần đo cuối cùng.
==> Xem thêm: Dao phay cầu – Hiệu quả và đáng tin cậy trong gia công
Cách dùng thước panme cơ đo ngoài chuẩn
Cách sử dụng thước panme cơ đo ngoài khá đơn giản. Người dùng nên nhớ hãy vệ sinh bề mặt thước để nhìn rõ kết quả. Nếu cần thiết nên làm sạch bề mặt vật cần đo để tránh bùn đất, chất bẩn làm sai số kích thước thật của vật. Sau đó áp dụng thao tác đo như sau:
- Thực hiện vặn đầu đo tiếp xúc gần với vật thể cần đo rồi vặn núm cố định lại. Lưu ý giữ thẳng thân thước, đảm bảo đầu đo tiếp xúc vật thể bằng áp lực đo, đường tâm của mỏ đo trùng với kích thước cần đo.
- Cố định vị trí cần đo rồi mới vặn đai ốc để lấy thước panme ra khỏi vật cần đo.
- Đọc kết quả dựa theo vạch chuẩn trên cả thước chính và thước phụ. Trong đó thước chính tương ứng số nguyên còn thước phụ tương ứng số thập phân của kết quả.
Hy vọng những thông tin trên có ích với Quý vị trong quá trình chọn và sử dụng thước panme. Quý vị còn thắc mắc có thể để lại tin nhắn cho Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại L.A.T tại website https://lattools.vn hoặc liên hệ Hotline 0904.999.913 nhận tư vấn miễn phí nhé!