Panme là gì? Panme là một trong những dụng cụ phổ biến ứng dụng trong lĩnh vực đo lường vật thể kích thước nhỏ. Dụng cụ này được dùng như thế nào? Ứng dụng thực tế ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Panme là gì?
Panme là một trong những dụng cụ đo đạc phổ biến dùng trong lĩnh vực cơ khí, kỹ thuật. Thực chất Panme là một loại thước chuyên dụng đo đạc với độ chính xác cao.
Người ta dùng nó để đo các chi tiết có hình ống, dạng lỗ hoặc hình trụ, đường kính của một số vật, độ dày mỏng trong phôi cùng nhiều ứng dụng khác.
Thực tế thước Panme đã được đưa vào sử dụng từ lâu. Người dùng đều đánh giá cao ưu điểm của loại thước này nhờ độ chính xác cao.
Người ta có thể lựa chọn giữa một trong hai loại gồm thước Panme cơ thao tác bằng tay, đọc trị số thủ công hoặc thước Panme điện tử cho phép hiển thị kết quả trực tiếp trên mặt đồng hồ.
Ưu điểm nhược điểm của thước Panme là gì?
Ưu điểm lớn nhất của Panme ? Đó chính là khả năng đo với độ chính xác với tỷ lệ lên đến 0.001 milimet. Không chỉ thế, nó còn cho phép đo trong – ngoài – độ hẹp – độ sâu với độ hẹp 25mm. Các dải đo của thước cũng có nhiều lựa chọn như 0-25, 25-50, 50-75 cho đến 75-100, 100-125, 125-150 và lớn hơn nữa.
Không thể phủ nhận ưu điểm của thước Panme. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là thước không hạn chế. Nhược điểm của loại thước này đến từ tính chuyên dụng. Mỗi loại thước có ứng dụng riêng, độ lớn của dải đo cũng ảnh hưởng đến việc đo đạc vật thể thực tế. Đó là còn chưa kể đến loại thước này chỉ dùng với vật hình tròn, trụ hoặc hình ống chứ không phải vật thể bất kể hình dạng.
Xem thêm: Ê tô máy phay – Đặc điểm và cách sử dụng 2023
Ứng dụng của thước Panme trong thực tế
Thước Panme được sử dụng để đo vật hình trụ, dạng ống là chính. Ngoài ra Panme còn được ứng dụng rất nhiều trong ngành chế tạo cơ khí với mục đích đo chính xác đường kính trong – ngoài của các trục, độ dày mỏng của phôi, kích thước vật thể cho đến độ sâu của khe…
Nó còn được dùng trong một số lĩnh vực yêu cầu cao về độ chính xác khác như đo thông số kỹ thuật của các chi tiết hoặc máy móc, đo nhôm kính hoặc ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp nặng.
Người ta cũng dùng thước Panme để đo kích thước trong – ngoài hoặc chiều sâu của piston, xi lanh, phanh đĩa, kích thước trục khuỷu, độ sâu lỗ khoan…
Đối với trường hợp vật cần đo có kích thước rất nhỏ yêu cầu độ chính xác cao, người ta có thể đo bằng thước Panme.
Thông qua việc đặt thân thước Panme trên cùng đường thẳng với chi tiết, sai số sẽ giảm xuống thấp nhất. Nếu so sánh với thước kẹp hay những loại thước thông thường, Panme sở hữu ưu thế hơn nhờ điểm này.
Cấu tạo và cách sử dụng thước Panme đơn giản
Cách sử dụng thước Panme? Cách dùng thước Panme dựa vào đặc điểm về cấu tạo. Cấu tạo và thông số kỹ thuật cụ thể của thước Panme có thể khác nhau tùy từng sản phẩm.
Tuy nhiên về cơ bản chúng đều được tạo thành bởi mỏ đo, vít hãm (chốt khóa) thân thước phụ, thân thước chính, đầu đo di động, tay cầm và núm vặn (tay xoay).
Thước Panme điện tử sẽ được trang bị thêm mặt đồng hồ hiển thị trị số đo được. Cách đo tiến hành như sau:
- Trước khi đo cần kiểm tra kỹ Panme xem có bị hư hao, biến dạng hoặc hoạt động trơn tru không để tránh tình trạng sai số. Sau đó điều chỉnh thước về đúng vị trí 0.
- Nới lỏng vít, vặn nút để đưa đầu đo di động theo vị trí chi tiết cần đo.
- Áp đầu đo cố định vào đúng mặt chuẩn của vật cần đo, vặn nút để di chuyển đầu đo di động đến đúng vị trí. Chú ý để đầu đo vuông góc vị trí cần đo, nếu đo đường kính cần đảm bảo đầu đo nằm dọc theo đường kính vật thể).
- Giữ đường tâm của hai mỏ đô trùng với kích thước muốn đo.
- Đọc trị số cần đo rồi mở nút vặn, lấy thước khỏi vật.
Hy vọng những thông tin trên đã có ích với Quý vị. Quý vị muốn tham khảo các dụng cụ cơ khí chính hãng giá tốt có thể đến với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại L.A.T bằng cách truy cập https://lattools.vn nhé!