Panme được biết đến là một trong những dụng cụ chuyên dụng dùng trong đo đạc ngành cơ khí. Dụng cụ này có đặc điểm như thế nào? Cách sử dụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết nhé!
Panme là gì? Đặc điểm cơ bản
Panme là một dụng cụ chuyên dụng dùng trong ngành cơ khí với mục đích đo lường. Độ chính xác của loại thước này khá cao, lên đến 0.001mm. Người ta thiết kế ra nhiều loại chuyên biệt để đo ngoài, đo trong hoặc đo độ sâu, độ dày phôi với mục đích chế tạo nhiều món đồ sản xuất từ nhựa, gỗ, kim loại, nhôm, kính…
Điểm đặc biệt của dụng cụ này đến từ phạm vi đo. Người ta dùng nó để đo phạm vi hẹp với khoảng 25mm. Giới hạn đo phổ biến là 0-25; 25-50; 50-75; 75-100mm…. Giá trị giữa mỗi vạch trên thân thước là 1 mm, hai vạch chuẩn xen kẽ nhau là 0.5mm.
Cấu tạo của thước panme
Thước panme có thể có cấu tạo khác nhau đôi chút tùy vào ứng dụng, đơn vị sản xuất. Tuy nhiên về cơ bản thì cấu tạo của thước vẫn gồm có các bộ phận sau:
- Thước chính;
- Đai ốc;
- Thước phụ;
- Trục ren;
- Đầu đo di động;
- Vít hãm;
- Đầu đo tĩnh;
- Tay cầm;
- Núm vặn;
- Tấm lót;
- Khung;
- Chi tiết khác nếu có.
Phân loại thước panme
Như đã nêu, thước panme ứng dụng để đo nhiều vật thể khác nhau bao gồm cả trong lẫn ngoài. Tương ứng với đó, người ta phân chia dụng cụ này thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể:
- Phân loại theo công dụng gồm có thước đo ngoài thường dùng để đo những vật hình cầu, hình dạng khối, hình trụ hoặc đo dây; thước đo trong thường dùng để đo đường kính lỗ; thước đo chiều sâu thường dùng để đo kích thước độ sâu đường rãnh hoặc gối trục.
- Phân loại theo bước ren chia thành thước có bước ren 0.5mm có thước phụ với thang chia vòng gồm 50 phần và thước có bước ren 1mm có thước phụ với thang chia vòng gồm 100 phần cho kết quả độ chính xác cao.
- Phân loại theo phương thức hiển thị có thước cơ khí biểu thị qua vạch, số trên thước đo; thước điện tử hiển thị thông tin trên màn hình điện tử chính xác; thước đồng hồ tích hợp mặt đồng hồ có kim để đọc kết quả.
Cách sử dụng thước panme chính xác
Cách sử dụng thước panme có sự khác biệt nhất định giữa vật thể cần đo và loại thước được dùng. Tuy nhiên về cơ bản cách dùng và đọc trị số trên dụng cụ này như sau:
Cách thao tác đo vật thể
- Cầm thước bằng tay trái rồi vặn đầu đo cho tới khi tiếp xúc chính xác khoảng cách cần đo của vật phẩm. Chú ý để đầu đo tiếp xúc với vật thể.
- Đường tâm của mỏ đo cần trùng với kích thước cần đo.
- Sau khi căn chỉnh chuẩn vị trí thì bắt đầu đọc trị số.
- Đọc kích thước chi tiết đến mm hoặc 0.5 mm trên thước chính.
- Tiếp tục đọc % mm dựa theo vạch chuẩn trên thước phụ với độ chuẩn chi tiết cao hơn.
- Khi đo xong hoặc vị trí chưa chuẩn có thể lấy thước ra khỏi bằng cách vặn đai ốc hãm.
Cách đọc trị số đo
Cách đọc trị số đo trên thước khác nhau giữa từng loại. Ví dụ như dùng thước điện tử thì kích thước hiển thị trực tiếp trên màn hình. Tuy nhiên nếu sử dụng thước đo cơ khí thì lại khác. Khi đó cần đọc trị số đo theo các bước:
- Xác định chính xác vị trí vạch “0” để đảm bảo kích thước được đo chính xác.
- Xem thông số trên thước chính.
- Khi đó phần lẻ của thước cần xem vạch du xích trùng vạch thước chính.
- Số trên thước chính cần đọc chính xác đến 1mm hoặc 0.5 mm.
- Thông số kích thước chuẩn hơn theo số trên thước phụ.
Thước muốn hiển thị số chính xác cần được bảo quản đúng cách bằng cách vệ sinh sạch sẽ, không vặn ốc thước phụ quá chặt biến dạng kích thước vật đo. Hơn nữa cần tránh đo vật thể đang chuẩn động.
Hy vọng thông tin trên đã có ích với Quý vị. Quý vị còn thắc mắc có thể liên hệ Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại L.A.T bằng cách truy cập https://lattools.vn hoặc liên hệ Hotline 0904.999.913 để được tư vấn miễn phí nhé!