Thước cặp cơ khí hay thước kẹp cơ khí được ứng dụng rộng rãi trong ngành kỹ thuật. Dụng cụ sở hữu kiểu dáng đơn giản, dễ sử dụng, cho phép đọc kết quả qua những vạch chia sẵn.
Đặc điểm cơ bản của thước cặp cơ khí
Thước cặp cơ khí là một trong số 3 loại thước cặp được cung cấp, sử dụng trên thị trường hiện nay cùng với thước cặp điện tử – thước cặp đồng hồ. Nếu so sánh thì thước cặp cơ có cấu tạo cơ bản nhất. Hai loại còn lại được coi như phiên bản nâng cấp trang bị thêm đồng hồ hoặc màn hình LCD nhằm giúp việc đọc kết quả dễ dàng hơn.
Tuy cấu tạo có phần đơn giản hơn nhưng độ chính xác của thước cặp cơ vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Hơn nữa, nếu so sánh về giá thì thước cặp cơ có phần “mềm” hơn so với hai phiên bản đã nâng cấp. Vì vậy dụng cụ này vẫn được sử dụng phổ biến, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Nó thường được dùng để đo đạc những vật phẩm có dạng hình ống, hình trụ, hình trụ rỗng hoặc hình cầu… Kích thước, hình dạng của vật thể đo có thể khác nhau. Tùy theo đặc điểm của vật thể, yêu cầu về độ chính xác mà người dùng có thể lựa chọn loại thước cặp cơ có vạch chia phù hợp.
Cấu tạo và phân loại thước cặp cơ khí
Như đã nói, thước cặp cơ khí có cấu tạo cơ bản nhất trong số các loại thước cặp. Nó thường được sản xuất từ chất liệu thép gió hoặc kim loại không gỉ nhằm đảm bảo độ bền, tuổi thọ dài hơn khi sử dụng. Cấu tạo cơ bản của dụng cụ gồm có các bộ phận:
- Mỏ đo ngoài/ mỏ đo trong;
- Vít khử độ dơ;
- Thước chính/ thước phụ;
- Thân thước;
- Bộ phận di động;
- Thanh đo độ sâu.
Vạch chia của thước chính và thước phụ khác nhau nhằm đọc được kết quả chính xác đến mm. Tương ứng với độ chính xác của thước mà người ta chia thành 3 loại thước cặp cơ gồm: thước cặp 1/10, thước cặp 1/20, thước cặp 1/50. Tương ứng với đó, độ chính xác của ba phiên bản lần lượt là 0.2; 0.05 và 0.02 mm.
Hướng dẫn cách đo và đọc kết quả của thước cặp cơ khí
Thước cặp cơ khí yêu cầu người dùng phải tự đọc kết quả đo thay vì hiển thị kết quả sẵn trên màn hình như phiên bản thước cặp điện tử. Chỉ khi thực hiện đúng cách, lựa chọn loại thước có độ chính xác phù hợp thì mới cho ra kết quả chuẩn. Cách thức đo và đọc kết quả với loại dụng cụ này được tiến hành như sau:
Cách đo với thước kẹp cơ khí
Trước khi bắt đầu đo với thước kẹp cơ khí, người dùng nên làm sạch cả thước và vật thể. Việc làm sạch thước sẽ giúp nhìn rõ các vạch số bên trên phục vụ cho quá trình đọc kết quả sau đó. Còn vật đo cần được làm sạch bề mặt để đảm bảo độ chính xác khi đặt thước. Sau đó quá trình đo sẽ được tiến hành như sau:
- Thực hiện kiểm tra và kéo hết du xích tới vị trí 0;
- Giữ mặt phẳng của thước song song với kích thước cần đo;
- Đưa hàm hoặc thước đo độ sâu tới vị trí cần đo rồi kéo hàng còn lại tương ứng với khoảng cách muốn đo;
- Sử dụng vít để giữ cố định cho thước rồi đưa thước ra ngoài;
- Đọc kết quả có trên thân thước.
Cách đọc kết quả với thước kẹp cơ khí
Độ chính xác của thước kẹp cơ khí như thế nào căn cứ vào vạch chia của mỗi dụng cụ. Vạch chia càng nhỏ thì độ chính xác đến số thập phân càng cao. Người dùng sẽ cần đọc cả hai thông số bao gồm số nguyên và số thập phân tương ứng với thước chính và thước phụ.
Đối với số nguyên trên thân thước chính, người thực hiện đo đạc sẽ quan sát xem vạch trên số 0 của thước phụ chỉ đến đâu thì đọc theo số đó. Phần số thập phân cần kiểm tra vạch trên thước phụ trùng với vạch nào trên thước chính. Trường hợp vạch trùng đó là vạch bao nhiêu thì nhân với độ chính xác của loại thước đó để cho ra kết quả. Cuối cùng ghép phần nguyên và phần thập phân để có kết quả chính xác của vật cần đo.
Hi vọng những thông tin trên đã có ích với quý vị trong quá trình mua và sử dụng thước kẹp cơ khí.